Hình thức học tập tại nước ngoài có thể khác với các trường đại học tại Việt Nam, do đó việc làm quen với cách thức học tập là một bước đệm rất quan trọng trước khi bạn tham gia các khóa học thạc sỹ.
Những ngành học phổ biến nhất cung cấp chương trình dự bị thạc sỹ là các khóa học kỹ năng về nền tảng học thuật, ví dụ như kỹ năng viết văn bản học thuật (bao gồm viết luận, viết các chủ đề mang tính sáng tạo và thảo luận).
Hơn thế nữa những khóa học dự bị thạc sỹ sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về chủ đề mà bạn sẽ học trong các khóa học thạc sỹ.
Tầm quan trọng của Tiếng Anh không chỉ nằm ở việc đó là ngôn ngữ thông dụng nhất toàn cầu mà còn bởi khả năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh đồng nghĩa với mức thu nhập cao hơn, giao tiếp thuận lợi hơn và thành công hơn trong kinh doanh thương mại
Chúng tôi cũng chỉ rõ các khái niệm về TOEFL, GMAT và GRE cho các bạn du học sinh như sau:
TOEFL: Hầu hết các học sinh quốc tế từ những nước không sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ chính thống đều phải dựa kỳ thi TOEFL (Test of English as a Foreign Language). Điểm số đạt được sẽ là bằng chứng để có đủ khả năng tiếng Anh tiếp thu bài giảng. Trong thực tế, 2400 trường đại học và cao đẳng ở Bắc Mỹ đều yêu cầu phải có điểm TOEFL. Nó có giá trị trong vòng 2 năm.
GMAT: Nếu bạn muốn học business, kỳ thi GMAT (Graduate Management Administration Test) là điều bắt buộc. Kết quả GMAT có giá trị trong 5 năm.
GRE (Graduate Record Examinations): là kỳ thi bắt buộc cho hầu hết các khoá học đại học ở Mỹ (trừ môn Luật, Business và Y). Khoảng 450.000 sinh viên tham dự kỳ thi này hàng năm (150.000 sinh viên Quốc tế và 300.000 sinh viên Mỹ). Điểm số GRE có giá trị trong 5 năm
Computer testing – Thi máy TOEFL, GMAT, GRE các kỳ thi tuyển và các trường Đại học của Mỹ có một bước tiến nhảy vọt từ việc thi bằng giấy sang thi bằng máy.
Có nhiều học sinh bị từ chối theo điều khoản Điều khoản 214(b). Vậy học sinh có được phỏng vấn lại nữa hay không? Có cách nào để hồ sơ học sinh có kết quả tốt hơn không?
Điều khoản 214(b) của Bộ Luật Di Trú và Nhập Tịch Mỹ là điều khoản thường được áp dụng cho học sinh bị từ chối visa không di dân.
Bị từ chối theo điều luật 214(b) thì không phải là bị từ chối vĩnh viễn. Nếu học sinhđã bị từ chối trước đây, và hiện tại học sinhcó thêm thông tin mới và tình trạng của học sinh thay đổi đáng kể, học sinhcó thể xin phỏng vấn lại theo đúng thủ tục như những học sinh khác. Phỏng vấn lại là cách duy nhất để hồ sơ của học sinhđược xem xét lại.
Có nhiều học sinh không hiểu được mong muốn của lãnh sự muốn hồ sơ học sinh có một số thay đổi cụ thể, và chứng minh được ý định học tập của mình nên cứ yêu cầu phỏng vấn lại liên tiếp trong thời gian ngắn, điều này khó có thể khiến học sinh lấy được visa nhanh chóng. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, các bạn phải chứng minh được ý định đi học tập thật sự của mình cụ thể hẵng đi phỏng vấn lại.
Tiếng Anh bạn yếu, bạn đi học tiếng anh. Có thể thi IELTS hoặc TF. Những hồ sơ chưa đầy đủ để làm bằng chứng thuyết phục lãnh sự, hãy bỏ thời gian để bổ sung hồ sơ và tìm hiểu kỹ về kế hoạch học tập của bản thân bạn.
Tôi cũng đã chứng kiến nhiều bạn học sinh, phỏng vấn lần 1, lần 2 không đậu kiên trì cũng đã đậu phỏng vấn. Quan trọng không phải liên tiếp phỏng vấn, mà phải ngồi lại. Suy nghĩ và phân tích tại sao lần trước bạn rớt, và hoàn thiện cho lần sau được tốt hơn.
Thủ Tục Du Học ( Theo timviecnhanh)